1. BÍ THƯ CHI BỘ VÀ HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG TỪ 1977-1990
Trường THPT Tân Lâm từ ngày mới thành
lập có tên gọi là Trường cấp 3 vừa học vừa – vừa lao động sản xuất Vĩnh Linh
đóng tại Cây Dưới – Vĩnh Trường . Ngày mới thành lập Chi bộ có 7 đảng viên do
đồng chí Nguyễn Minh Lai làm bí thư chi bộ, đồng chí Nguyễn Hoa Nam làm hiệu
trưởng và hai phó hiệu trưởng là đồng chí Nguyễn Minh
Lai và Trần Đức Trí.
Từ tháng 2 năm 1976 đến 11 năm 1976 do
hoàn cảnh của địa phương trường chuyển về đóng tại Trạng Nậy – Vĩnh Thủy. Sau
đó Trường được chuyển vào Nông Trường Tân Lâm thuộc Xã Cam Thành huyện Cam Lộ.
Từ khi chuyển vao Tân Lâm từ Năm 1976
đến 1989 chi bộ đảng do đòng chí Nguyễn
Hửu Ái Làm bí thư chi bộ đây cũng là thời kỳ rất khó khăn vì đất nước mới được
giải phóng , cảnh vật hoang tàn do hậu quả của chiến tranh nhưng bằng nghị lực
phi thường vươn tới tương lai của Thầy và trò nhà trường đã gạt hái được những thành công vang dội .
Ban giám hiệu nhà trường do nhà giáo ưu tú Thầy giáo Nguyễn Minh Lai làm hiệu
trưởng cùng với ba đồng chí phó hiệu trưởng là Nguyễn Hửu Ái, Lê Gia Hà, Võ
Hàng đã đưa nhà trương tiến bước vững mạnh trong sự nghiệp trồng người. Nhà
trường gắn với nông trường Tân Lâm theo một cơ chế giữa giáo dục và kinh tế,
tạo thêm những điều kiện để nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo theo nguyên
lý giáo dục “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội” . Nhà trường cùng với Nông trường gắn bó với nhau,
một sự kết hợp mật thiết giữa giáo dục và làm kinh tế. Học sinh của trường một
buổi học văn hóa còn một buổi lao động sản xuất theo mức khoán của Nông trường
, quy mô của trường nhanh chóng được thay đổi.
Năm 1985 đánh dấu mốc vàng son đó là
trường được công nhận là Trường Anh hùng lao động , Chi bộ đảng luôn đạt trong
sạch vững mạnh, nhà trường được nhận nhiều huân chương lao động , được Bộ
Trưởng tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc
trong toàn ngành giáo dục.
xin cảm ơn
2. CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT TÂN
LÂM NĂM 1977-1990
Trường THPT Tân Lâm được thành lập ngày 26/6/1975. Ngay sau
những ngày thành lập đó tổ chức công đoàn nhà trường đồng thời cũng đi vào hoạt
động, trong suốt hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành trải qua nhiều thăng trầm
cùng với lịch sử phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Cam Lộ, Công đoàn
cơ sở nhà trường luôn sát cánh bên nhau đoàn kết gắn bó xây dựng một mái trường
luôn tạo được niềm tin trong lòng nhân dân trong huyện.
Trường THPT Tân Lâm - Tiền thân là trường cấp 3
VH-VLĐSX Vĩnh Linh được thành lập từ năm 1975 ở Khu vực Vĩnh Linh và được
chuyển vào Tân Lâm, Cam Lộ năm 1977.
Ngày 26/6/1975 trường cấp 3 VH-VLĐSX Vĩnh Linh
được thành lập theo quyết định số 12/QĐ-UB của UBHC Khu vực Vĩnh Linh. Trường
đóng tại Cây Dưới, xã Vĩnh Trường, do Đ/c Nguyễn Hoa Nam- Bí thư Khu Đoàn Vĩnh
Linh làm Hiệu trưởng. Sau bốn tháng vừa tuyển sinh vừa lo làm nhà ở và xây dựng
trường lớp ngày 28/11/1975 lễ khai giảng khóa đầu tiên của trường với 120 học
sinh được tổ chức. Sau một khoảng thời gian trường được chuyển về đóng tại Trạng Nậy, xã Vĩnh
Thủy.
Đầu năm 1977 trường lại được chuyển vào Tân
Lâm, Cam Lộ và mang tên Trường cấp 3 VH-VL Tân Lâm.
Những năm
đầu trường mới chuyển từ Vĩnh Linh vào Tân Lâm công đoàn đã huy động công quỹ
để cùng nhà trường làm nhà ở cho giáo viên, công đoàn đã huy động các công đoàn
viên tham gia tăng gia sản xuất để tăng lương thực vì lúc đó cán bộ giáo viên
đang hưởng theo chế độ tem phiếu. Lúc này chủ tịch công đoàn là Nguyễn Đức An
(1975-1976). Đến nhiệm kì 1976-1989 ban chấp hành công đoàn gồm các đồng chí:
Lê Gia Hà, Nguyễn Công Đức, Lê Ánh Thỏa, Võ Thị Kiều Bích, Lê Thanh Năm.
Những năm tiếp theo công đoàn đã tổ chức
chăn nuôi theo quy mô tập trung, nuôi được khoảng 80 con bò, ngoài ra còn trồng
rau và hoa màu cung cấp thực phẩm tại chổ, chăm lo đến đời sống cho cán bộ giáo
viên và học sinh.
Đến những năm 80 của thế kỹ 20 công đoàn
trường THPT Tân Lâm tổ chức bếp ăn tập thể cho cán bộ giáo viên nhằm thắp chặt
tình đoàn kết giữa các công đoàn viên, ngoài ra công đoàn luôn luôn tìm cách
cải thiện bữa ăn cho cán bộ giáo viên. Ngoài ra công đoàn còn huy động công
đoàn viên thực hiện kế hoạch 3: Thu mua và nhập lại phế liệu cho các công ty để
làm quỹ công đoàn….
Ngoài ra công đoàn đã phối hợp tổ chức và
đã đạt được nhiều thành tích đạt nhiều giải trong các kỳ đại hội, các hội thi,
như văn nghệ, TDTT do ngành và địa phương tổ chức.
Công đoàn cơ sở nhà trường luôn giữ vai
trò nồng cốt trong mọi hoạt động, chủ động trong các phong trào thi đua, các
cuộc vận động. Vận động các đoàn viên thực hiện nghiêm túc chủ trương chính
sách pháp luật của đảng và nhà nước, đoàn kết thân ái gúp đỡ nhau mọi lúc mọi
nơi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với sự vững bước đi lên và trưởng
thành của nhà trường, CĐ nhà trường luôn là niềm tin là chỗ dựa vững chắc
là điểm tựa tin cậy cho tất cả đội ngũ CBGV trong đơn vị vững bước đi lên hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng là lá cờ đầu trong ngành giáo dục tỉnh
nhà. Song cũng rất cần sự quan tâm chia sẻ của CĐ ngành GD ĐT tỉnh Quảng
Trị, của các CĐ đơn vị bạn để CĐ trường THPT Tân Lâm mãi là niềm tin cho CBGV,
góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp GD ĐT tỉnh Quảng Trị.
3. CÔNG TÁC ĐOÀN THỂ
4. HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC
Trường THPT Tân Lâm - Tiền thân là
trường cấp 3 VH-VLĐSX Vĩnh Linh được thành lập từ năm 1975 ở Khu vực Vĩnh Linh
và được chuyển vào Tân Lâm, Cam Lộ năm 1977.
A. Giai đoạn 1977 – 1985: Trường mang tên Trường cấp
3 VH-VL Tân Lâm. Trong giai đoạn cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà trường
gắn liền với Nông trường Tân Lâm theo một cơ chế giữa giáo dục và kinh tế, nhằm
tạo điều kiện để nhà trường thực hiện mục tiêu đào tạo theo nguyên lý giáo dục "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuât, nhà trường gắn liền với xã hội". Nhà trường với
Nông trường đã có một sự gắn bó máu thịt, một sự kết hợp mật thiết giữa giáo
dục và kinh tế. Học sinh của trường một
buổi học văn hóa còn một buổi lao động sản xuất theo mức khoán của Nông trường.
Trong giai đoạn này:
1, Học sinh:
- Về hoạt động văn hóa: Chương trình đạo tạo theo hệ 10,
nhà trường tổ chức cơ cấu gồm 3 khối: 8, 9 và khối 10. Học tập trung vào một
buổi (sáng).
- Về hoạt động hướng nghiệp: Chủ yếu học sinh sinh được học
tập, nắm bắt các kỹ thuật chăn nuôi – trồng trọt, cơ khí,…
- Về hoạt động Văn – thể - mỹ: tham gia tích cực và đạt
hiệu quả cao các phong trào Văn – thể - mỹ do địa phương, ngành tổ chức. Giao
lưu văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao với các đơn vị đóng trên địa bàn.
- Về hoạt động nội trú: học sinh ăn - ở và sinh hoạt nội
trú tập trung tại ba điểm chính gồm: Tại trung tâm trường, đồi 241 và tại đội
4(đóng tại Tân Xuân I), mọi kinh phí do học sinh tự lo.
- Về hoạt động lao động: Ngoài một buổi học văn hóa ở
trường, buổi còn lại học sinh lao động sản xuất theo mức khoán sản phẩm của
Nông trường, định mức tính: sản phẩm lao động của 2học sinh= 1 công nhân, giúp
cho học sinh, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tự mình làm ra
đồng tiền, hạt gạo để tự nuôi sống bản thân.
2, Giáo viên: Ngoài việc dạy học trên lớp ra phải quản lý hoạt động nội
trú của học sinh. Tổ chức và quản lý lao động của học sinh theo định mức khoán
của Nông trường.
* Trong giai đoạn này, việc đánh giá xếp loại học sinh
thông qua 4 mặt: đức, trí, văn-thể-mỹ và lao động.
Giai đoạn 1985 – 1990:
Là thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, xóa bỏ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, Nhà trường chuyển sang một bước ngoặt mới, vấn đề “Vừa làm” và ăn ở nội trú tập trung không
còn.
- Về hoạt động văn hóa: Chương trình đạo tạo theo hệ 12,
nhà trường tổ chức cơ cấu gồm 3 khối: 10, 11 và khối 12.
- Về hoạt động hướng nghiệp: Học sinh sau khi tốt nghiệp
đậu học đại học, hoặc không đậu được ở lại làm công nhân cho nông trường.
- Về hoạt động Văn – thể - mỹ: Tham gia tích cực và đạt
hiệu quả cao các phong trào Văn – thể - mỹ do địa phương, ngành tổ chức. Giao
lưu văn hóa – văn nghệ - thể dục thể thao với các đơn vị đóng trên địa bàn.
- Về hoạt động nội trú: Nhà trường có phòng nội trú cho
những học sinh ở xa. Không ăn, ở tập trung.
- Về hoạt động lao động: Ngoài giờ học, học sinh chỉ tham
gia các hoạt động lao động vệ sinh khuôn viên trường học định kỳ là chủ yếu.
Đặc biệt trong giai đoạn này việc tham gia các hội thi học
sinh giỏi, giáo viên giỏi đã có nhiều thầy cô giáo và các em học sinh đạt được
nhiều giải cao
* Trong giai đoạn này, việc đánh giá xếp loại học sinh
thông qua 2 mặt: đạo đức và văn hóa.
5. NHỮNG THÀNH
TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
Là trường vừa học vừa làm nhưng
chất lượng giáo dục của nhà trường vào những năm 80 của thế kỉ XX không thua
kém các trường bạn trong tỉnh. Thi tốt nghiệp đỗ cao, thi vào đại học, cao đẳng
đạt từ 17% - 20%. Đội học sinh giỏi nhiều năm dự thi đạt giải cấp tỉnh. Phong
trào văn nghệ, TDTT phát triển mạnh mẽ.
Trong những giai đoạn thăng trầm, dù khó khăn hay
thuận lợi thầy trò đều vượt qua, đứng vững và trưởng thành. Nhà trường luôn
luôn quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng đã đạt được những thành
tích xuất sắc nên được khen thưởng:
- Cờ tiên tiến xuất sắc của bộ giáo dục.
- Bằng khen của chính phủ.
- Hàng chục bằng khen, giấy khen của UBND Tỉnh và Sở GD-ĐT.
- Cờ của Hội Đồng Bộ Trưởng.
- Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhất.
- Đơn vị anh hùng lao động (năm 1985).
- Cờ của Thanh niên Đoàn THCS Hồ Chí Minh tặng tập thể
Thanh niên GV xã hội chủ nghĩa các năm 1982 – 1983 và 1983 – 1984.
- Cờ của Thanh niên Đoàn THCS Hồ Chí Minh tặng tập thể học
sinh XHCN năm 1983 – 1984.
- Nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên
giỏi, đặc biệt có hai thầy giáo được nhà nước phong tặng: Nhà giáo ưu tú đó là
thầy Nguyễn Minh Lai và thầy Nguyễn Hữu Ái.
Song kết quả đáng kể nhất, không
chỉ tính bằng con số, còn lớn hơn cả những con số là tất cả những học sinh được
đào tạo, đều đã nhanh chóng thích nghi với cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của xã
hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét