PHẦN I.
A. THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG ( CKTKN ).
I. Mục đích của việc thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng.
Là đảm bảo việc chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KTKN tạo nên sự thống nhất trong cả nước; góp phần khắc phục tình trạng dạy dưới và quá tải trong giảng dạy và học tập. Hạn chế việc dạy thêm và học thêm.
II. Khái niệm
1.Chuẩn: Là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định để dung làm thức đo đánh giá hoạt động dạy và học.
2.Chuẩn KT, KN của môn học?
Là yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức kĩ năng của môn học mà HS cần đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức ( Mỗi bài học, mỗi chủ đề, chủ điểm ). Mỗi yêu cầu về KT-KN phải được cụ thể, chi tiết hơn bằng những yêu cầu cụ thể, tường minh hơn…
II. Các mức độ về TK-KN.
Kiến thức kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực và trí tuệ của HS từ mức độ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hao hàm cá mức độ khác nhau.
1. Về kiến thức:
Mức độ cần đạt về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thong hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sang tạo.
a.Nhận biết: là nhớ lại các dữ liệu, những thông tin đã có trước đây, ghi nhớ, tái hiện lại ….
b.Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, giải thích được, chứng minh được.
c.Vận dụng: Là khả năng sử dụng kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới như vận dụng để nhận biết ( Vận dụng đặc điểm của danh từ để xác định danh từ, tính từ, động từ…) vận dụng để giải quyết vấn đề nào đó ( VD vận dụng….)
d.Phân tích: Là khả năng phân chia thông tin thành các thành phần thông tin sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiêt lập mối liên hệ phụ thuộc nhau giữa chúng. ( VD: Khái niệm truyền thuyết, HS biết phân tích thành các ý nhỏ…
e. Đánh giá: là khả năng xác định những giá trị tư tưởng, bình xét, nhận định một giá trị tư tưởng, một ND, kiến thức nào đó. ( HS đánh giá hành động của nhân vật, bình một chi tiết nghệ thuật…
g.Sáng tạo: Là khả năng xắp xếp, thiết kê lại thông tin, khai thác bổ sung từ nguồn tư liệu mới để sang tạo một mẫu hình mới ( VD:…. ).
2. Các mức độ về kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã họcđể trả lời câu hỏi, giải các bài tập, làm bài thực hành, Kĩ năng đựoc xác định ở 3 mức độ
a.Thực hiện được
b.Thực hiện thành thạo.
c.Thực hiện sáng tạo.
* Yêu cầu về việc thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng:
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng là tài liệu mang tính pháp lí bắt buộc GV nhà quản lí ở trên mọi vùng miền của đát nước, mọi đối tượng phải thực hiện theo. SGK, SGV chỉ là tài liệu để tham khảo ( VD Mục tiêu, KT-KN trong SGV chỉ để tham khảo ).
PHẦN II.
CÁC KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰCCác kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS. Các kỹ thuật dạy học tích cực được trình bày sau đây có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm. Tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp nhằm phát huy tính tích cực của HS. Các kỹ thuật được trình bày dưới đây cũng được nhiều tài liệu gọi là các PPDH.
1. Động não
1.1. Khái niệm: Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
1.2. Quy tắc của động não
• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tưởng của các thành viên;•Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
Các b*ước tiến hành
1. Ngư*ời điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
2. Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
3. Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
4. Đánh giá:
• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng
- Có thể ứng dụng trực tiếp;
- Có thể ứng dụng như*ng cần nghiên cứu thêm;
- Không có khả năng ứng dụng.
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn•Rút ra kết luận hành động.
1.3. Ứng dụng
• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
• Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.
1.4. Ưu điểm
• Dễ thực hiện;
• Không tốn kém;
• Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ của tập thể;
• Huy động được nhiều ý kiến;
• Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia.
1.5. Nhược điểm
• Có thể đi lạc đề, tản mạn;
• Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến thích hợp;
• Có thể có một số HS „quá tích cực“, số khác thụ động.Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
2. Động não viết
2.1. Khái niệm:Động não viếtlà một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.Trong động não viết, các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết. Các em đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ.
2.2. Cách thực hiện
• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên;
• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó;
• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;
• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm.
2.3. Ưu điểm
• Ưu điểm của phương pháp này là có thể huy động sự tham gia của tất cả HS trong nhóm;
• Tạo sự yên tĩnh trong lớp học;
• Động não viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những HS tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc nói chuyện bình thường bằng miệng;
• Các HS đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt;
• Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ.
2.4. Nhược điểm
• Có thể HS sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề;
• Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số HS ít có sự độc lập.
3. Động não không công khai
• Động não không công khai cũng là một hình thức của động nãoviết. Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình về cách giải quyết vấn đề, nh*ưng ch*ưa công khai, sau đó nhóm mới thảo luận chung về các ý kiến hoặc tiếp tục phát triển.
• *Ưu điểm:mỗi thành viên có thể trình bày ý kiến cá nhân của mình mà không bị ảnh hư*ởng bởi các ý kiến khác. •Nh*ược điểm:không nhận được gợi ý từ những ý kiến của ng*ười khác trong việc viết ý kiến riêng.
4. Kỹ thuật XYZ: là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau:
• Mỗi nhóm 6 ng*ười, mỗi ng*ười viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho ngư*ời bên cạnh;
• Tiếp tục như* vậy cho đến khi tất cả mọi ng*ười đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;
• Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
• Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
5. Kỹ thuật “bể cá”: là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận.Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau.
Bảng câu hỏi cho những người quan sát
• Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
• Họ có nói một cách dễ hiểu không?
• Họ có để những người khác nói hay không?
• Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
• Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
• Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
• Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
6. Kỹ thuật “ổ bi”: là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó HS chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác.Cách thực hiện:
• Khi thảo luận, mỗi HS ở vòng trong sẽ trao đổi với HS đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của phương pháp luyện tập đối tác;
• Sau một ít phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới.
7. Tranh luận ủng hộ – phản đối
Tranh luận ủng hộ – phản đối (tranh luận chia phe) là một kỹ thuật dùng trong thảo luận, trong đó đề cập về một chủ đề có chứa đựng xung đột. Những ý kiến khác nhau và những ý kiến đối lập được đưa ra tranh luận nhằm mục đích xem xét chủ đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Mục tiêu của tranh luận không phải là nhằm “đánh bại” ý kiến đối lập mà nhằm xem xét chủ đề dưới nhiều phương diện khác nhau.
Cách thực hiện:
• Các thành viên được chia thành hai nhóm theo hai hướng ý kiến đối lập nhau về một luận điểm cần tranh luận. Việc chia nhóm có thể theo nguyên tắc ngẫu nhiên hoặc theo nguyên vọng của các thành viên muốn đứng trong nhóm ủng hộ hay phản đối.
• Một nhóm cần thu thập những lập luận ủng hộ, còn nhóm đối lập thu thập những luận cứ phản đối đối với luận điểm tranh luận.
• Sau khi các nhóm đã thu thập luận cứ thì bắt đầu thảo luận thông qua đại diện của hai nhóm. Mỗi nhóm trình bày một lập luận của mình: Nhóm ủng hộ đưa ra một lập luận ủng hộ, tiếp đó nhóm phản đối đưa ra một ý kiến phản đối và cứ tiếp tục như vậy. Nếu mỗi nhóm nhỏ hơn 6 người thì không cần đại diện mà mọi thành viên có thể trình bày lập luận.
• Sau khi các lập luận đã đưa ra thì tiếp theo là giai đoạn thảo luận chung và đánh giá, kết luận thảo luận.
8. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học là GV và HS cùng nhận xét, đánh giá, đ*ưa ra ý kiến đối với những yếu tố cụ thể có ảnh hư*ởng tới quá trình học tập nhằm mục đích là điều chỉnh, hợp lí hoá quá trình dạy và học.
Những đặc điểm của việc đưa ra thông tin phản hồi tích cực là:
• Có sự cảm thông;
• Có kiểm soát;
• Đ*ược ngư*ời nghe chờ đợi;
• Cụ thể;
• Không nhận xét về giá trị;
• Đúng lúc;
• Có thể biến thành hành động;
• Cùng thảo luận, khách quan.
Sau đây là những quy tắc trong việc đưa thông tin phản hồi:
• Diễn đạt ý kiến của Ông/Bà một cách đơn giản và có trình tự (không nói quá nhiều);
• Cố gắng hiểu đ*ược những suy tư*, tình cảm (không vội vã);
• Tìm hiểu các vấn đề cũng như* nguyên nhân của chúng;
• Giải thích những quan điểm không đồng nhất;
• Chấp nhận cách thức đánh giá của người khác;
• Chỉ tập trung vào những vấn đề có thể giải quyết đ*ược trong thời điểm thực tế;
• Coi cuộc trao đổi là cơ hội để tiếp tục cải tiến;
• Chỉ ra các khả năng để lựa chọn. Có nhiều kỹ thuật khác nhau trong việc thu nhận thông tin phản hồi trong dạy học. Ngoài việc sử dụng các phiếu đánh giá, sau đây là một số kỹ thuật có thể áp dụng trong dạy học nói chung và trong thu nhận thông tin phản hồi.
9. Kỹ thuật tia chớp
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.
Quy tắc thực hiện:
• Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và đề nghị;
• Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hiện tại tôi có hứng thú với chủ đề thảo luận không?
• Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý kiến của mình;
• Chỉ thảo luận khi tất cả đã nói xong ý kiến.
10. Kỹ thuật “3 lần 3”
Kỹ thuật “3 lần 3“ là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS.
Cách làm như sau:
• HS đ*ược yêu cầu cho ý kiến phản hồi về một vấn đề nào đó (nội dung buổi thảo luận, phư*ơng pháp tiến hành thảo luận...).
• Mỗi người cần viết ra: - 3 điều tốt;- 3 điều ch*ưa tốt;- 3 đề nghị cải tiến.
• Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.
11. Lược đồ tư duy
11.1. Khái niệm
Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.
11.2. Cách làm
• Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.
• Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA. Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu. Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.
• Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường.
• Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo.
11.3. Ứng dụng của lược đồ tư duy
Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
• Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
• Trình bày tổng quan một chủ đề;
• Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
• Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
• Ghi chép khi nghe bài giảng.
11.4. Ưu điểm của lược đồ tư duy
• Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
• Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
• Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
• Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng.
Các kỹ thuật dạy học tích cực khác
Miriam Feinberg
1) “Làm thế nào để …”
Học sinh mô tả giải pháp cho một vấn đề nào đó. Quá trình này giúp các em bình tĩnh tổ chức các bước nhằm đạt được một mục đích gì đó, phân tích quan hệ giữa các bước và bắt đầu đánh giá phê phán cách trình bày của chính mình. Phương pháp này có thể áp dụng với môn toán, khoa học cũng như kỹ năng viết và kỹ thuật.
2) Báo cáo một phút
Cho các em có cơ hội tổng kết lại những gì đã học trong các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Qua đó, các em có cơ hội tổng kết kiến thức và đặt những câu hỏi chưa được trả lời. Trước hoặc cuối buổi học (thậm chí giữa buổi học), cho các em vài phút để trả lời các câu hỏi sau trên giấy: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? Các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau, các câu hỏi cũng như các câu trả lời các em đưa ra củng cố quá trình học tập của các em và cho bạn thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.
3) Bài tập suy nghĩ nhanh theo nhóm (động não theo nhóm)
Giáo viên đặt một câu hỏi và gợi ý chủ đề thảo luận. Trong quá trình thảo luận, một ai đó (có thể là giáo viên hoặc học sinh) viết lên bảng các ý kiến đã được trình bày. Các ý kiến này có thể sẽ trở thành chủ đề thảo luận tiếp sau đó, chủ đề cho các bài tập, các vấn đề học sinh cần hỗ trợ hoặc thậm chí các điểm quan trọng để đưa vào phần đánh giá sau này.
4) Chúng em biết 3 (Làm việc theo nhóm 3 học sinh)
Các học sinh lập thành nhóm 3 người, và trong 10 phút thảo luận những gì các em biết về chủ đề này. Sau đó, các em chọn 3 điểm để trình bày với cả lớp. Mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về 3 điểm nói trên.
5) Hỏi và trả lời
Học sinh lần lượt đặt câu hỏi liên quan đến một chủ đề nào đó. Một em (hoặc một giáo viên) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi. Học sinh này sẽ gọi một bạn khác lên trả lời câu hỏi đó. Học sinh thứ hai lại đặt tiếp một câu hỏi nữa. Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn cùng lớp cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại.
6) Đặt câu hỏi tích cực
Cuối buổi học, hoặc trước khi nghỉ ăn trưa, yêu cầu các em học sinh viết và nộp lại bất kỳ câu hỏi nào do các em nghĩ ra. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là phần mở đầu cho giờ học tiếp theo. Kỹ năng này có thể được sử dụng để đánh giá kiến thức của học sinh và khiến các em tập trung nghe hơn. Kỹ năng này cũng là một cách để ôn lại chương trình học trước khi tiếp tục.
7) Tranh luận:
Hình thức tranh luận có thể là chính thức hoặc không chính thức, cá nhân hoặc theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Hình thức này cho phép các em học sinh đưa ra quan điểm riêng và thu thập dữ liệu, lôgic để chứng minh cho quan điểm đó. Các em cũng có thêm kinh nghiệm với cách trình bày miệng. Giáo viên có thể yêu cầu các em trình bày quan điểm riêng về một vấn đề nào đó rồi đề nghị các em lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.
8) Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi– Chia sẻ
Học sinh nhận nhiệm vụ là trả lời một câu hỏi hoặc giải một bài toán, hoặc lấy một ví dụ v.v…. Mỗi em sẽ thực hiện nhiệm vụ này một mình trong 2-5 phút (suy nghĩ). Sau đó, các em sẽ thảo luận những ý tưởng của mình với một bạn khác ngồi gần đó trong 3-5 phút (thảo luận 2 người). Sau đó, các nhóm 2 người này trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ).
9) Nhóm nhỏ
Các nhóm này có thể là chính thức hoặc không chính thức, chấm điểm hoặc không, trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Nhìn chung, giáo viên chia các em học sinh thành các nhóm từ 3 đến 6 em, cả nam lẫn nữ. Các em chọn là một trưởng nhóm và một thư ký. Các em được giao một nhiệm vụ để cùng nhau thực hiện. Đôi khi, để phục vụ cho các hoạt động của nhóm, các em có thể được yêu cầu phải chuẩn bị trước (đọc tài liệu hoặc làm bài tập về nhà). Nhóm sẽ đưa ra một câu trả lời, một bài viêt hoặc một sáng kiến chung của cả nhóm.
10) Hỏi Chuyên gia
Một nhóm học sinh đóng vai là một ban chuyên gia về một chủ đề nhất định. Các em khác đặt câu hỏi cho các chuyên gia về chủ đề đó để các chuyên gia giải đáp. Một em (hoặc giáo viên) là trưởng nhóm, mời các bạn đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.
11) Đóng vai
Giáo viên đặt ra một tình huống thật hoặc tưởng tượng, trong đó có nhiều nhân vật/vai khác nhau. Học sinh được khuyến khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng biến các phản ứng của nhân vật cho các bạn cùng lớp theo dõi.
12) Bản đồ Tư duy
Kỹ năng này có nghĩa là viết một ý tưởng chính ở giữa rồi nghĩ ra các ý tưởng mới có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. Bằng cách tập trung vào các ý tưởng chính viết bằng ngôn ngữ của mình, rồi sau đó phát triển các nhánh và mối liên hệ giữa các ý tưởng này, bạn đang lập bản đồ kiến thức theo cách sẽ giúp bạn hiểu và nhớ thông tin mới.
13) Hoàn tất một nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra một câu chuyện/vấn đề mới chỉ được giải quyết một phần rồi yêu cầu học sinh hoàn tất. Cần hướng dẫn các em cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được vai và các trách nhiệm của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học trên lớp hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.
14) Một kế hoạch của nhóm
Một nhóm thảo luận để trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Phần việc của các em phải làm cần đáp ứng được những câu hỏi như:
a) Nhóm của các em cần và muốn biết gì về chủ đề này?
b) Các em cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?
c) Các em cần đi đến đâu để có được thông tin?
d) Ai có thể giúp các em lấy được thông tin?
e) Các em phân công công việc cho các thành viên của nhóm như thế nào để lấy thông tin?
f) Những thông tin mới sẽ giúp các em như thế nào trong việc lập kế hoạch để có ích cho xã hội?
Một thư ký của nhóm sẽ ghi lại câu trả lời của cả nhóm và chia sẻ thông tin với cả lớp.
15) Biểu đạt sáng tạo
Một nhóm học sinh sẽ chọn một cách sáng tạo để trình bày thông tin về một bài học nhất định. Phương pháp có thể là kể một câu chuyện, diễn kịch, hát, chơi trò chơi hoặc làm áp phích. Chủ yếu là các em trong nhóm sẽ tự lựa chọn hình thức phù hợp, nhưng đôi khi giáo viên cũng có thể chỉ định một hình thức nào đó. Các thành viên trong nhóm cần được tự do chuẩn bị phần trình bày theo cách riêng của mình, không cần quá nhiều chỉ dẫn của giáo viên. Kỹ năng này sẽ có tác dụng nhất với các nhóm nhỏ.
16) Bài tập tình huống
Là một hình thức nghiên cứu định tính mô tả. Bài tập tình huống tập trung vào 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người tham gia, rút ra kết luận chỉ về cá nhân đó hay nhóm người đó và chỉ trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó. Loại hình nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một hiểu biết đầy đủ nhất về 1 sự kiện hoặc 1 tình huống nhất định. Sự hiểu biết toàn diện này là kết quả của 1 quá trình bao gồm những mô tả sâu rộng về 1 thực thể đang được xem xét và đánh giá. Các hoàn cảnh trong đó thực thể đó tồn tại đặc điểm của những người tham gia và bản chất của cộng đồng xung quanh. Bài tập tình huống thường được lựa chọn khi nhà nghiên cứu không kiểm soát nhiều đối với các sự kiện và khi có trọng tâm trong khuôn khổ 1 bối cảnh thực tế nào đó. Các bài tập tình huống thường được coi là có thể hoán đổi với ngành dân tộc học, nghiên cứu thực địa và quan sát của người tham gia. Bài tập tình huống diễn ra trong một khung cảnh tự nhiên (ví dụ như ở một lớp học, trong khu phố hoặc ở nhà riêng) và cố gắng đạt được một cách hiểu tổng hợp hơn đối với 1 sự kiện hoặc 1 tình huống đang nghiên cứu. Các lĩnh vực xã hội học và nhân chủng học được coi là những ngành đưa ra những khái niệm đầu tiên về bài tập tình huống. Phương pháp nghiên cứu này hàm chứa ý tưởng rằng học sinh có thể học lẫn nhau bằng cách giao thiệp và trao đổi ý kiến với nhau, đưa ra 1 quan điểm nào đó rồi đặt dấu hỏi đối với quan điểm đó, lật đi lật lại vấn đề sao cho các em có thể suy ngẫm về những điều các em nghe thấy và dần dần điều chỉnh những gì các em nói. Tóm lại, học sinh có thể làm chủ quá trình học tập bằng cách đặt câu hỏi và chịu trách nhiệm về nghiên cứu.
*17) Viết tích cực
Kỹ năng này cho các em có cơ hội nghĩ và xử lý thông tin. Ví dụ, ngoài hình thức báo cáo một phút, giáo viên có thể đặt một câu hỏi, rồi cho các em thời gian tự do viết câu trả lời dài bao nhiêu tuỳ thích. Các em cũng có thể viết tự do về các chủ đề trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này có thể được sử dụng để tóm tắt hoặc tổng kết lại các tài liệu đã học trên lớp.
*18) Lưu giữ nhật ký
Học sinh được yêu cầu lưu nhật ký theo thời hạn nhất định (viết tay hoặc dùng máy tính, trên lớp hoặc ngoài giờ hoc). Một lần ghi nhật ký, cần phải ghi rõ, ngày tháng năm và câu trả lời cá nhân cho một câu hỏi, hoặc quan sát riêng của mình. Đôi khi, nếu muốn, các em có thể đọc lại nhật ký của mình.
* Sự khác biệt giữa Viết tích cực và Lưu giữ nhật ký là Viết tích cực phục vụ cho việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi hoặc viết về một chủ đề nhất định. Nhật ký thường được viết về các chủ đề do các em tự chọn. Viết tích cực thường được thực hiện trên lớp, còn Lưu giữ nhật ký có thể được thực hiện hoặc trên lớp hoặc ở nhà.
1) “Làm thế nào để …”
Học sinh mô tả giải pháp cho một vấn đề nào đó. Quá trình này giúp các em bình tĩnh tổ chức các bước nhằm đạt được một mục đích gì đó, phân tích quan hệ giữa các bước và bắt đầu đánh giá phê phán cách trình bày của chính mình. Phương pháp này có thể áp dụng với môn toán, khoa học cũng như kỹ năng viết và kỹ thuật.
2) Báo cáo một phút
Cho các em có cơ hội tổng kết lại những gì đã học trong các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Qua đó, các em có cơ hội tổng kết kiến thức và đặt những câu hỏi chưa được trả lời. Trước hoặc cuối buổi học (thậm chí giữa buổi học), cho các em vài phút để trả lời các câu hỏi sau trên giấy: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp? Các câu hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau, các câu hỏi cũng như các câu trả lời các em đưa ra củng cố quá trình học tập của các em và cho bạn thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào.
3) Bài tập suy nghĩ nhanh theo nhóm (động não theo nhóm)
Giáo viên đặt một câu hỏi và gợi ý chủ đề thảo luận. Trong quá trình thảo luận, một ai đó (có thể là giáo viên hoặc học sinh) viết lên bảng các ý kiến đã được trình bày. Các ý kiến này có thể sẽ trở thành chủ đề thảo luận tiếp sau đó, chủ đề cho các bài tập, các vấn đề học sinh cần hỗ trợ hoặc thậm chí các điểm quan trọng để đưa vào phần đánh giá sau này.
4) Chúng em biết 3 (Làm việc theo nhóm 3 học sinh)
Các học sinh lập thành nhóm 3 người, và trong 10 phút thảo luận những gì các em biết về chủ đề này. Sau đó, các em chọn 3 điểm để trình bày với cả lớp. Mỗi nhóm sẽ cử một em lên trình bày về 3 điểm nói trên.
5) Hỏi và trả lời
Học sinh lần lượt đặt câu hỏi liên quan đến một chủ đề nào đó. Một em (hoặc một giáo viên) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi. Học sinh này sẽ gọi một bạn khác lên trả lời câu hỏi đó. Học sinh thứ hai lại đặt tiếp một câu hỏi nữa. Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình hỏi và trả lời với các bạn cùng lớp cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại.
6) Đặt câu hỏi tích cực
Cuối buổi học, hoặc trước khi nghỉ ăn trưa, yêu cầu các em học sinh viết và nộp lại bất kỳ câu hỏi nào do các em nghĩ ra. Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ là phần mở đầu cho giờ học tiếp theo. Kỹ năng này có thể được sử dụng để đánh giá kiến thức của học sinh và khiến các em tập trung nghe hơn. Kỹ năng này cũng là một cách để ôn lại chương trình học trước khi tiếp tục.
7) Tranh luận:
Hình thức tranh luận có thể là chính thức hoặc không chính thức, cá nhân hoặc theo nhóm, chấm điểm hoặc không chấm điểm. Hình thức này cho phép các em học sinh đưa ra quan điểm riêng và thu thập dữ liệu, lôgic để chứng minh cho quan điểm đó. Các em cũng có thêm kinh nghiệm với cách trình bày miệng. Giáo viên có thể yêu cầu các em trình bày quan điểm riêng về một vấn đề nào đó rồi đề nghị các em lập luận để tranh luận với nhóm có quan điểm đối lập.
8) Suy nghĩ - Thảo luận cặp đôi– Chia sẻ
Học sinh nhận nhiệm vụ là trả lời một câu hỏi hoặc giải một bài toán, hoặc lấy một ví dụ v.v…. Mỗi em sẽ thực hiện nhiệm vụ này một mình trong 2-5 phút (suy nghĩ). Sau đó, các em sẽ thảo luận những ý tưởng của mình với một bạn khác ngồi gần đó trong 3-5 phút (thảo luận 2 người). Sau đó, các nhóm 2 người này trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ).
9) Nhóm nhỏ
Các nhóm này có thể là chính thức hoặc không chính thức, chấm điểm hoặc không, trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài. Nhìn chung, giáo viên chia các em học sinh thành các nhóm từ 3 đến 6 em, cả nam lẫn nữ. Các em chọn là một trưởng nhóm và một thư ký. Các em được giao một nhiệm vụ để cùng nhau thực hiện. Đôi khi, để phục vụ cho các hoạt động của nhóm, các em có thể được yêu cầu phải chuẩn bị trước (đọc tài liệu hoặc làm bài tập về nhà). Nhóm sẽ đưa ra một câu trả lời, một bài viêt hoặc một sáng kiến chung của cả nhóm.
10) Hỏi Chuyên gia
Một nhóm học sinh đóng vai là một ban chuyên gia về một chủ đề nhất định. Các em khác đặt câu hỏi cho các chuyên gia về chủ đề đó để các chuyên gia giải đáp. Một em (hoặc giáo viên) là trưởng nhóm, mời các bạn đặt câu hỏi rồi mời chuyên gia trả lời.
11) Đóng vai
Giáo viên đặt ra một tình huống thật hoặc tưởng tượng, trong đó có nhiều nhân vật/vai khác nhau. Học sinh được khuyến khích nghiên cứu những tình huống đó với các nhân vật khác nhau rồi ứng biến các phản ứng của nhân vật cho các bạn cùng lớp theo dõi.
12) Bản đồ Tư duy
Kỹ năng này có nghĩa là viết một ý tưởng chính ở giữa rồi nghĩ ra các ý tưởng mới có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. Bằng cách tập trung vào các ý tưởng chính viết bằng ngôn ngữ của mình, rồi sau đó phát triển các nhánh và mối liên hệ giữa các ý tưởng này, bạn đang lập bản đồ kiến thức theo cách sẽ giúp bạn hiểu và nhớ thông tin mới.
13) Hoàn tất một nhiệm vụ
Giáo viên đưa ra một câu chuyện/vấn đề mới chỉ được giải quyết một phần rồi yêu cầu học sinh hoàn tất. Cần hướng dẫn các em cẩn thận và cụ thể để các em hiểu được vai và các trách nhiệm của mình. Đây là một hoạt động tốt giúp các em đọc lại những tài liệu đã học trên lớp hoặc đọc các tài liệu theo yêu cầu của giáo viên.
14) Một kế hoạch của nhóm
Một nhóm thảo luận để trả lời một câu hỏi hoặc thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho. Phần việc của các em phải làm cần đáp ứng được những câu hỏi như:
a) Nhóm của các em cần và muốn biết gì về chủ đề này?
b) Các em cần đặt những câu hỏi gì để có được thông tin?
c) Các em cần đi đến đâu để có được thông tin?
d) Ai có thể giúp các em lấy được thông tin?
e) Các em phân công công việc cho các thành viên của nhóm như thế nào để lấy thông tin?
f) Những thông tin mới sẽ giúp các em như thế nào trong việc lập kế hoạch để có ích cho xã hội?
Một thư ký của nhóm sẽ ghi lại câu trả lời của cả nhóm và chia sẻ thông tin với cả lớp.
15) Biểu đạt sáng tạo
Một nhóm học sinh sẽ chọn một cách sáng tạo để trình bày thông tin về một bài học nhất định. Phương pháp có thể là kể một câu chuyện, diễn kịch, hát, chơi trò chơi hoặc làm áp phích. Chủ yếu là các em trong nhóm sẽ tự lựa chọn hình thức phù hợp, nhưng đôi khi giáo viên cũng có thể chỉ định một hình thức nào đó. Các thành viên trong nhóm cần được tự do chuẩn bị phần trình bày theo cách riêng của mình, không cần quá nhiều chỉ dẫn của giáo viên. Kỹ năng này sẽ có tác dụng nhất với các nhóm nhỏ.
16) Bài tập tình huống
Là một hình thức nghiên cứu định tính mô tả. Bài tập tình huống tập trung vào 1 cá nhân hoặc 1 nhóm người tham gia, rút ra kết luận chỉ về cá nhân đó hay nhóm người đó và chỉ trong 1 hoàn cảnh cụ thể nào đó. Loại hình nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra một hiểu biết đầy đủ nhất về 1 sự kiện hoặc 1 tình huống nhất định. Sự hiểu biết toàn diện này là kết quả của 1 quá trình bao gồm những mô tả sâu rộng về 1 thực thể đang được xem xét và đánh giá. Các hoàn cảnh trong đó thực thể đó tồn tại đặc điểm của những người tham gia và bản chất của cộng đồng xung quanh. Bài tập tình huống thường được lựa chọn khi nhà nghiên cứu không kiểm soát nhiều đối với các sự kiện và khi có trọng tâm trong khuôn khổ 1 bối cảnh thực tế nào đó. Các bài tập tình huống thường được coi là có thể hoán đổi với ngành dân tộc học, nghiên cứu thực địa và quan sát của người tham gia. Bài tập tình huống diễn ra trong một khung cảnh tự nhiên (ví dụ như ở một lớp học, trong khu phố hoặc ở nhà riêng) và cố gắng đạt được một cách hiểu tổng hợp hơn đối với 1 sự kiện hoặc 1 tình huống đang nghiên cứu. Các lĩnh vực xã hội học và nhân chủng học được coi là những ngành đưa ra những khái niệm đầu tiên về bài tập tình huống. Phương pháp nghiên cứu này hàm chứa ý tưởng rằng học sinh có thể học lẫn nhau bằng cách giao thiệp và trao đổi ý kiến với nhau, đưa ra 1 quan điểm nào đó rồi đặt dấu hỏi đối với quan điểm đó, lật đi lật lại vấn đề sao cho các em có thể suy ngẫm về những điều các em nghe thấy và dần dần điều chỉnh những gì các em nói. Tóm lại, học sinh có thể làm chủ quá trình học tập bằng cách đặt câu hỏi và chịu trách nhiệm về nghiên cứu.
*17) Viết tích cực
Kỹ năng này cho các em có cơ hội nghĩ và xử lý thông tin. Ví dụ, ngoài hình thức báo cáo một phút, giáo viên có thể đặt một câu hỏi, rồi cho các em thời gian tự do viết câu trả lời dài bao nhiêu tuỳ thích. Các em cũng có thể viết tự do về các chủ đề trong khoảng thời gian nhất định. Kỹ năng này có thể được sử dụng để tóm tắt hoặc tổng kết lại các tài liệu đã học trên lớp.
*18) Lưu giữ nhật ký
Học sinh được yêu cầu lưu nhật ký theo thời hạn nhất định (viết tay hoặc dùng máy tính, trên lớp hoặc ngoài giờ hoc). Một lần ghi nhật ký, cần phải ghi rõ, ngày tháng năm và câu trả lời cá nhân cho một câu hỏi, hoặc quan sát riêng của mình. Đôi khi, nếu muốn, các em có thể đọc lại nhật ký của mình.
* Sự khác biệt giữa Viết tích cực và Lưu giữ nhật ký là Viết tích cực phục vụ cho việc thực hiện yêu cầu của giáo viên, trả lời câu hỏi hoặc viết về một chủ đề nhất định. Nhật ký thường được viết về các chủ đề do các em tự chọn. Viết tích cực thường được thực hiện trên lớp, còn Lưu giữ nhật ký có thể được thực hiện hoặc trên lớp hoặc ở nhà.